Bệnh bào tử sợi hay còn được gọi là u bã đậu trên cá chép là căn bệnh phổ biến gây ra tình trạng cá chết nhiều, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất của bà con.
1. Bào tử sợi – u bã đậu trên cá chép là bệnh gì?
Bệnh bào tử sợi còn có tên gọi khác là u bã đậu trên cá chép là do bào tử sợi gây ra. Bệnh này khiến cho cá bị chậm lớn, tiêu tốn nhiều thức ắn, giảm giá thương phẩm và gây chết hàng loạt ở cá chép.
Nghiên cứu năm 2017 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, ở Hải Dương, tỷ lệ ao nuôi cá chép bị bệnh u nang do bào tử sợi chiếm 30 – 40%; các ao nuôi không khử trùng có nguy cơ bị bệnh gấp 4 lần.
Cá chép là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến, chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng được người tiêu dùng ưa chuộng. Cá có khả năng chịu lạnh tốt và có thể nuôi được trong nhiều thủy vực như ruộng, ao, sông, hồ chứa và trong nhiều hệ thống nuôi như quảng canh, bán thâm canh hay thâm canh. Trước đây, cá chép thương phẩm chủ yếu được nuôi ghép với tỷ lệ thả thấp (dưới 10% tổng số cá thả) nên dịch bệnh ít xuất hiện.
Hiện nay, cá chép đã trở thành đối tượng nuôi chính với tỷ lệ ghép cao, dịch bệnh liên tục xảy ra gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Bệnh kênh mang do ấu trùng sán lá ruột Centrocestus formosanus gây ra, bệnh KHV do virus Herpesvirus gây ra và gần đây nhất là bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh u bã đậu trên cá chép
Cá chép bị u bã đậu sẽ có các biểu hiện chậm lớn, bơi lờ đờ, đen thân, bụng chướng to, ruột sưng, tích nước, trong ruột chứa nhiều bào nang (khoảng 92 bào nang) màu trắng bã đậu có kích thước 2,6×2 cm (tối đa 5,3×3,7 cm). Bào tử sợi được nhận dạng thuộc loài Thelohanellus kitauei.
Bào tử sợi thường ký sinh trên vây, da, mang và ở nội tạng của cá chép. Gây hại nhiều cho cá chép nuôi khi chúng gây nhiễm trên mang làm cho cá khó hô hấp, gây tắc ruột không hấp thu được thức ăn. Bệnh xảy ra nhiều nhất tại các ao nuôi ghép cá chép với tỷ lệ ghép cao (28%), nhưng không thấy xuất hiện ở đối tượng nuôi khác. Tuy nhiên, ở Bangladesh bệnh bào tử sợi còn xuất hiện cả trên cá trôi.
3. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh u bã đậu trên cá chép
Cá bị bệnh có các triệu chứng như: đen thân, bụng chướng to, nổi vật vờ, dạt vào bờ, quẫy mạnh và nhảy lên khỏi mặt nước. Một số cá bệnh bong vảy bụng, lỗ hậu môn giãn rộng, khi chết cơ thể dựng như đang bơi.
Khi mổ khám cá chép bị bệnh đều thấy có hiện tượng tích nước ở các nội quan, ruột chứa nhiều khối u bã đậu làm cho thành ruột mỏng, tích dịch dạng thạch lỏng trong ruột, nội tạng khác bị sưng hoặc hoại tử.
Bào nang chỉ xuất hiện ở ruột cá chép mà không thấy xuất hiện ở cơ quan nội tạng khác. Cá chép bị bệnh có triệu chứng và bệnh tích điển hình là số lượng bào nang trung bình 17 bào nang/cá, kích cỡ bào nang 2,6×2 cm. Tối đa có cá chứa đến 92 bào nang và bào nang lớn nhất đo được 3,7×5,3 cm. Bào nang trong đường ruột cá chép có kích thước lớn hơn bào nang của các loài bào tử sợi ký sinh ở mang cá chép.
4. Nguyên nhân và cách phòng bệnh u bã đậu trên cá chép
Biết được nguyên nhân thì bà con sẽ dễ dàng hiểu được cách phòng và trị bệnh u bã đậu trên cá chép để giảm thiếu thiệt hại trong việc nuôi cá. Dưới đây là nguyên nhân và cách phòng bệnh u bã đậu trên cá chép.
4.1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh u bã đậu trên cá chép thường xảy ra ở các ao không được vệ sinh khử trùng trước khi thả giống, ao nhiều bùn và chất thải chăn nuôi… Khử trùng nước khi nuôi cũng không thể loại bỏ hết nguy cơ dẫn đến ao nuôi có bệnh bào tử sợi.
4.2. Cách phòng trị bệnh
Để phòng trị bệnh u bã đậu trên cá chép bà con cần định kỳ khử trùng, diệt khuẩn bằng MIXCLEAN và trộn ký sinh 2 in 1 cho ăn. Sau đó bà con dùng sản phẩm vi sinh để ổn định môi trường nuôi trong suốt thời vụ.
* Thông tin về sản phẩm MIXCLEAN của Công ty TNHH Thuỷ Sản Liên Việt
MIXCLEAN là sản phẩm chuyên khử trùng, diệt khuẩn – ức chế vi bào tử trùng Phòng và Xử lý hiệu quả bệnh lở loét, xuất huyết….
Thành phần:
Sodium sulfate (max): 9 %
Sodium chlorite (min): 10 %
Citric acid: 5,5 %
Cách dùng:
– Phòng bệnh: 120-150g/1000m3 để phòng các bệnh về vi khuẩn, virus cho cá.
– Trị bệnh: bệnh lở loét, xuất huyết, lồi mắt: 150-300g/1000m3 1 lần/ngày, liên tục 2-3 ngày/liều.
– Khử mùi hôi tanh trong ao, bể: 150-300g/1000m3 nước.
– Diệt khuẩn ao, bể,…trước khi thả giống: 300-500g/1000m3 nước.
Thế mạnh của sản phẩm MIXCLEAN
Là sản phẩm diệt khuẩn sâu tầng đáy, không tiêu hao oxy trong quá trình hoạt động khử trùng, diệt khuẩn, đặc biệt ức chế vi bào tử trùng gây bệnh như bệnh u nang bã đậu trên cá chép.
Liều hiệu quả thực tế: 500g/2000m3, để đạt được hiệu quả tối đa của sản phẩm kết hợp sử dụng: sáng MIX CLEAN 500g/2000m3 + chiều IOD-99 liều lượng 1 lít/2000m3 nước.
Chi phí sử dụng rẻ nhất, chỉ từ 40k/1000m3
* Ký sinh 2 in 1
Công dụng: Đào thải nội – ngoại ký sinh trùng
Thành phần: Tinh chất tỏi, Vitamin B12, Vitamin K, Chitosanoligosaccharides.
Phòng bệnh: 0,2g/kg cá. Ăn liên tiếp 5-7 ngày, 2 lần/ ngày.
Trị bệnh: Sử dụng 0,1g/1kg cá/ ngày. Ăn liên tiếp 2 ngày, 1-2 lần/ tháng.
Trên đây là tổng quan về bệnh bào tử sợi u bã đậu trên cá chép và cách xử lý nếu cá bị mắc bệnh này. Để được tư vấn thêm về các dòng sản phẩm chuyên dùng cho cá bà con xin hãy liên hệ ngay với Liên Việt qua Hotline: 0917.938.618.
Xem thêm: Cách trị cá bị xuất huyết