Men vi sinh cao cấp thế hệ mới phân huỷ nhanh mùn bã hữu cơ, duy trì đáy ao sạch

Thành phần của đáy ao tôm
Mùn bã hữu cơ chiếm thị phần lớn nhất dưới đáy ao, khi bà con cho ăn quá nhiều mà tôm không tiêu hóa hết thì thức ăn thừa sẽ rơi xuống và tích tụ tại đây. Ngoài ra, còn do xác động thực vật, vỏ tôm lột , chất thải của tôm cũng bổ sung một lượng hữu cơ xấu vào lớp bùn này. Cộng thêm tảo tàn và các chất thải khác cũng làm lớp mùn bã ở đáy dày lên.
Sự tích lũy lớp chất hữu cơ có hại ở dưới đáy ao là nguyên nhân làm bùng phát khí độc trong ao nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi, lớp mùn bã hữu cơ này sẽ lấy mất đi một lượng Oxy hòa tan đáng kể để dùng cho quá trình phân hủy và sinh khí độc, làm ảnh hưởng đến lượng Oxy hòa tan trong ao.
Hệ vi sinh vật đáy ao cũng là một thành phần rất quan trọng, ở đây có cả những vi sinh vật có lợi lẫn có hại gây bệnh cho tôm nuôi. Những vi khuẩn có lợi sẽ phân hủy và sử dụng chất hữu cơ cho các hoạt động sống của chúng, cộng thêm giúp cân bằng các chỉ tiêu chất lượng nước, đảm bảo an toàn sinh học trong nuôi tôm. Tuy nhiên, nếu lớp bùn đáy ao quá dày thì những khu vực yếm khí lại là nơi tồn tại của nhiều mầm bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tôm trong ao.
Tác động và ảnh hưởng của đáy ao trong nuôi tôm
Khi đáy ao quá bẩn, tồn đọng các chất hữu cơ như: mùn bã, thức ăn dư thừa, tảo tàn,…sẽ là nơi phát sinh và tích tụ nhiều mầm bệnh cũng như khí độc nguy hiểm cho tôm.
Ở đáy ao tôm luôn tồn tại nhưng vi khuẩn gây hại, những vi sinh vật gây hại nếu có mật độ quá cao, lấn át luôn cả những vi sinh có lợi sẽ sử dụng những chất hữu cơ xấu ở đây để tăng sinh phát triển và gây bệnh.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ ở nền đáy sẽ tạo ra các khí độc như: NH3, NO2, H2S, NH3 sẽ làm bất hoạt các enzyme trong cơ thể tôm, từ đó gây rối loạn các quá trình sinh lý, cản trở tôm hô hấp. NO2 ngăn cản quá trình kết hợp của các tế bào máu và oxy khiến tôm chết ngạt. Nguy hiểm nhất là H2S có mùi rất khó chịu, ức chế hoạt động của những vi sinh vật có lợi, kìm hãm quá trình trao đổi chất, làm máu tôm đen và những khí độc này khi phát sinh trong một thời gian dài sẽ gây hiện tượng tôm chết hàng loạt.
Khi quá nhiều vi sinh vật cùng sinh sống ở đáy ao nên chúng phải sử dụng một lượng lớn oxy cho quá trình phân hủy hữu cơ. Do đó, tôm thường lờ đờ, nổi đầu khi đáy ao quá bẩn. Khi ao nuôi chứa quá nhiều chất hữu cơ cũngg kích thích sự phát triển quá mức của tảo, vừa tiêu tốn một lượng lớn oxy, vừa thúc đẩy sự phát sinh mạnh mẽ của khí độc, làm dơ nước và kích thích mầm bệnh phát triển.
Men vi sinh cao cấp thế hệ mới phân huỷ nhanh mùn bã hữu cơ, duy trì đáy ao sạch
Bà con có thể tham khảo dòng nguyên liệu Vi sinh đenMen vi sinh cao cấp thế hệ mới của Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt.
Vi sinh đen – Men vi sinh cao cấp thế hệ mới của Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt.
Bản chất và công dụng
Phân hủy nhanh chóng mùn bã hữu cơ thức ăn dư thừa.
Duy trì chất lượng nước tốt, đáy ao sạch, ổn định pH và Oxy.
Hướng dẫn sử dụng
Trực tiếp lấy nước ao nuôi hòa sản phẩm ngâm khoảng 1-2 giờ để hoạt hóa sản phẩm, sau đó tạt đều khắp ao.
+ Phân giải các chất hữu cơ dư thừa, chất thải dưới đáy ao, ổn định pH: 80-150g/1000m3
+ Ức chế sự phát triển của vi sinh vật, động vật phù du có hại, thúc đẩy tảo đơn bào, vi sinh vật có ích phát triển: 100-200g/1000m3
+ Định kỳ sử dụng hình thành quần thể vi sinh vật có lợi chiếm ưu thế, khống chế các loại khí độc, ổn định môi trường nuôi: 100-300g/1000m3
Thuỷ sản Liên Việt – là công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dùng trong ngành nuôi trồng thủy sản từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Sản phẩm của chúng tôi được tin dùng bởi các Nhà phân phối, farm lớn trên khắp cả nước.
Chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, đồng hành cùng quý khách để cùng thực hiện phương châm tâm huyết.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt 
Tuyển đại lý chiết khấu cao
☎️ Hotline: 0917.938.618
Email: thuysanlienviet@gmail.com
Địa chỉ: Lô đất CN1B-1, KCN Quế Võ lll, phường Việt Hùng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *