Các loại nấm trong ao nuôi tôm

Hiểu về các loại nấm trong ao nuôi tôm sẽ giúp bà con có được phương án xử lý nấm trong ao nuôi tôm hiệu quả nhất.

1. Nguyên nhân gây ra các loại nấm trong ao nuôi tôm

Theo các chuyên gia, trong sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm, nấm và vi khuẩn có hại là nguyên nhân gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi. Một loại nấm phổ biến trong ao nuôi tôm khiến bà con vô cùng đau đầu chính là nấm đồng tiền.
Nấm đồng tiền còn được gọi là nấm chân chó theo cách gọi dân gian của người nuôi tôm. Nấm chân chó thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm.
Địa y là sự cộng sinh giữa các sợi nấm và những sinh vât có khả năng quang hợp (tảo hoặc vi khuẩn quang hợp). Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường bám chặt vào bạt, đất, đá, nhá cho ăn và các dụng cụ trong ao nuôi. Chúng thường xuất hiện ở những vùng có độ mặn cao, ở các ao nuôi lâu năm, ao không được cải tạo kỹ. Cùng với sự dư thừa chất hữu cơ, tảo nở hoa hay tảo tàn làm kích thước nấm tăng lên nhanh chóng.
Các loại nấm trong ao nuôi tôm
Các loại nấm trong ao nuôi tôm, cụ thể là nấm chân chó gây ra nhiều thiệt hại cho bà con
Nấm gây dính chân tôm giống thường xuất hiện ở giai đoạn Zoea 2. Khi nước cấp vào bể ương chưa được xử lý kỹ, cho ăn tảo khô quá sớm hoặc kiểm soát lượng tảo cho ăn không chặt chẽ dẫn đến dư thừa chất hữu cơ, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Ngoài môi trường nước và bùn đáy ao, những nơi nấm bám vào cũng là nơi cư trú cho các loài vi khuẩn có hại gây bệnh cho tôm nuôi.

2. Tác hại của các loại nấm trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền (nấm chân chó) có mùi tanh rất hấp dẫn với tôm nên tôm dễ dàng ăn phải các cá thể nấm này. Khi vào trong đường ruột, nấm sẽ sản sinh ra độc tố gây bệnh đường ruột làm tôm bỏ ăn, từ đó tôm ốp thân, còi cọc, chậm lớn và có thể chết.
Ở giai đoạn Zoea 2, khi bị nấm gây dính chân, ấu trùng tôm sẽ không thể di chuyển để bắt mồi, không thể chuyển giai đoạn dẫn đến chết. Khi tôm ăn phải các cá thể nấm có vi khuẩn cư trú, các vi khuẩn có hại này sẽ là tác nhân cơ hội gây bệnh khi tôm đã bị bệnh đường ruột, gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi.

3. Cách xử lý các loại nấm trong ao nuôi tôm

Các loại nấm trong ao nuôi tôm, cụ thể là nấm chân chó gây ra rất nhiều hậu quả cho bà con nếu không may ao nuôi bị nhiễm bệnh. Việc phát hiện ra các loại nầm trong ao nuôi tôm sớm sẽ giúp bà con có thể xử lý nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Bà con có thể tham khảo và sử dụng cách xử lý các loại nấm trong ao nuôi tôm, cụ thể là nấm đồng tiền bằng sản phẩm Cus-pen của Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt

3.1. Thành phần của CUS-PEN

Cupric Sulfate Pentahydrate, Ferrous Sulphate, Chất mang.

3.2. Công dụng của CUS-PEN

Cus-pen có công dụng chuyên phòng và diệt: nấm đồng tiền, tảo hải, ấu trùng 2 mảnh vỏ, trứng nước nhuyễn thể, ký sinh trùng, khuẩn phát sáng, vi bào tử trung.
* Ưu điểm của Cus-pen
  • Sản phẩm có màu hồng. Còn đồng sùnate ngoài thị trường có màu xanh.
  • Không tồn dư (sau khi sử dụng 2 ngày có thể thả tôm)
  • An toàn (tôm sau 10 ngày tuổi có thể sử dụng sản phẩm)
  • Thành phần đồng hữu cơ (đồng đã được loại bỏ tạp chất) hiệu quả gấp 5 lần ngoài thị trường.
  • Kìm hãm vi bào tử trùng.
Hướng dẫn sử dụng Cus-pen đúng cách
Đối với ao chưa thả tôm: Cấp nước từ ao lắng vào ao nuôi và lắp đặt hết các dụng cụ, thiết bị tạo oxy dùng trong nuôi tôm xuống ao, quạt nước liên tục 24 giờ sau đó sử dụng 1 lọ CuS-PEN với lượng 800g/1.000m3 nước, tốt nhất dùng vào 9-10 giờ sáng nhằm xử lý triệt để tác nhân gây bệnh nấm đồng tiền, ấu trùng động vật hai mảnh vỏ, ký sinh trùng, trứng nước, tảo ngoại lai, tải hại, vi bào tử trùng,… gây bệnh cho tôm.
Đối với ao đã thả tôm: Với những ao đã xuất hiện nấm dùng CuS-PEN, liều 500-600g/1.000m3 nước. Sau 24 giờ đánh nhắc lại 1 liều vào lúc 9-10 giờ sáng nhằm mục đích tiêu diệt triệt để nấm đồng tiền (nấm chân chó) còn sót lại.
Đối với ao tôm giống mới thả: Sau 20 ngày thả giống trở đi mới diệt nấm đồng tiền, cách dùng như ao đã thả tôm.
Các loại nấm trong ao nuôi tôm 3
Sản phẩm trị các loại nấm trong ao nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt
Đối với ao nhiễm tổ hợp nấm – vi khuẩn: Buổi sáng 9-10 giờ đánh CuS-PEN, liều 500-600g/ 1.000 m3 nước, và buổi chiều nên đánh thêm 1 liều diệt khuẩn DIBRO-PINK, liều 150-200g/ 1.000 m3 để khống chế vi khuẩn gây bệnh. Sau đó 4 tiếng sử dụng DETOX-POND với liều 1kg/ 1.000 m3 giải độc giúp loại bỏ độc tố tồn dư trong ao để tôm khoẻ mạnh, nhanh lớn.
Lưu ý: Sau ki sử dụng CuS-PEN nên bổ sung thêm men tiêu hoa ENZYME 01 giúp tôm ổn định đường ruột và tạt Men Việt hạn chế tác hại của độc tố nấm do tôm ăn vào. Đồng thời kết hợp với chế phẩm vi sinh định kỳ xử lý đáy để ổn định môi trường sống cho tôm. Tuỳ vào mật độ và cỡ tôm để tăng giảm liều dùng cho phù hợp.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về các loại nấm trong ao nuôi tôm và cách xử lý chúng trong môi trường ao nuôi hiện nay. Để được tư vấn thêm về các dòng sản phẩm chuyên dùng cho tôm xin hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt qua Hotline: 0917.938.618

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *