Nước mưa có ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm không?

Nước mưa có ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm không? Hãy cùng Thuỷ sản Liên Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nước mưa có ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm không?

Việc các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Thuỷ sản Liên Việt sẽ giải đáp cho bà con việc các trận mưa bất chợt ảnh hưởng đến ao nuôi tôm như nào?

1.1. Nhiệt độ

Khi trời có mưa, nhiệt độ ao nuôi sẽ bị thay đổi đột ngột. Mưa sẽ làm nhiệt độ ao tôm giảm từ 3-5 độ C nên lượng thức ăn của tôm sẽ giảm đi, ít nhất là 30% so với thường ngày. Khi nhiệt độ giảm xuống 1 độ C, sức ăn của tôm sẽ giảm trung bình khoãng 10%. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và trao đổi chất của tôm trong ao.
Đặc biệt, đối với các vùng sâu ở ao như đáy ao, hố xi phông,… nhiệt độ sẽ cao hơn so với về mặt nước. Tôm sẽ có xu hướng di chuyển đến đây để tránh ảnh hưởng của việc giảm nhiệt độ, đồng thời tránh những âm thanh khó chịu của mưa gây ra. Nhưng chính vì tập trung ở khu vực này, nơi mà có nồng độ oxy hòa tan thấp và nồng độ H2S cao nhất trong ao nên rất có hại tới sức khỏe tôm, khiến tôm nhiễm khuẩn, bệnh.

1.2. Độ pH

Đồng thời với việc giảm nhiệt độ, nước mưa cũng làm độ pH có trong ao giảm mạnh. Xuất hiện hiện tượng ao nuôi bị sụp tảo đột ngột, sản sinh ra lượng CO2, Oxy giảm nhanh. Và cũng tạo điều kiện tốt cho tảo lam phát triển nhanh chóng.

1.3. Oxy hoà tan

Oxy hoà tan là yếu tố quan trọng trong nuôi tôm. Độ bão hoà của oxy trong nước thấp hơn 25 lần so với không khí trong cùng một nhiệt độ. Vì vậy, oxy luôn là yếu tố hạn chế đầu tiên đối với bất cứ mô hình, đối tượng thuỷ sản nuôi nào.
Nước mưa có ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm không
Nước mưa có ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm không là băn khoăn của nhiều bà con
Mặc dù nhiệt độ và độ mặn giảm khi mưa sẽ làm tăng khả năng bão hoà oxy trong nước, nhưng việc mất tảo, thiếu quang hợp cùng với nhu cầu oxy sinh học cao như đã nói ở trên làm cho hàm lượng osy giảm thấp ngay sau đó nếu như chúng ta không có tác động cơ học nào – chẳng hạn như sục khí. Hàm lượng oxy có thể giảm thấp đến mức 3 ppm hoặc thấp hơn trong vòng chưa đầy nửa giờ. Oxy thấp sẽ làm tăng khả năng chuyển hoá sunfat và cuối cùng làm tăng H2S trong ao nuôi nhanh chóng.
Mang tôm đen khi mưa lớn kéo dài hoặc sau 1-2 ngày sau mưa cũng là một biểu hiện rõ rệt của độc tính H2S.

2. Biện pháp để ứng phó khi có mưa ở khu vực nuôi tôm

Để không ảnh hưởng đến sự phát triển bà con cần có những biện pháp ứng phó dưới đây.
Nước mưa có ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm không 2
Nước mưa có ảnh hưởng đến sức khoẻ tôm không – câu trả lời là có

2.1. Biện pháp đề phòng

– Trong giai đoạn này, ao nuôi cần phải được chèn, chống tránh trường hợp bị bung bạt đáy. Các dụng cụ như máy móc, giàn quạt, hệ thống oxy trên bờ được gom dọn và cần đặt ở những nơi khô ráo an toàn, tránh tình trạng hư hỏng và thất thoát.
– Tạt vôi bờ ao hoặc đặt các bao CaCO3 (500 kg/ha) quanh bờ ao để khi mưa xuống sẽ hòa tan CaCO3 trước khi chảy vào ao, giúp duy trì pH, độ cứng và các ion hòa tan.
– Kiểm tra bờ ao tránh sạt lở, máy bơm, hệ thống sục khí, quạt nước, hệ thống điện.

2.2. Biện pháp ứng phó

– Bật tất cả các hệ thống quạt nước và sục khí duy trì hàm lượng ôxy bão hòa trong nước ao (~ 5 ppm).
– Giảm ít nhất 30% lượng thức ăn hoặc tạm ngừng cho ăn nếu mưa lớn.
– Xả bớt nước mặt.
– Kiểm tra pH thường xuyên trong lúc mưa để theo dõi. Nếu thấy giảm phải bón vôi trên bờ, dùng thêm Dolomite hoặc CaCO3. Có thể dùng vôi nóng hòa tan vào nước và tạt xuống ao.
– Biện pháp cải tạo ao, khắc phục sau khi mưa
– Cho ăn lại nhưng cần đảm bảo pH và hàm lượng ôxy hòa tan trong nước mức ổn định và phù hợp cho tôm.
– Tăng dần lượng thức tùy theo nhiệt độ và sản lượng tôm hiện có trong ao.
– Thêm Vitamin C, khoáng vào thức ăn cữ sáng, tối; bổ sung các thuốc hỗ trợ gan ruột vào trưa và chiều.
– Bổ sung khoáng và Kali vào trong nước.
Bà con có thể tham khảo một số sản phẩm của Công ty Liên Việt dưới đây để bổ sung tăng đề kháng cho tôm nuôi:
Sea Food – Khoáng chất cao cấp
Tác dụng:
– Phòng trị cong thân, đục cơ.
– Giúp tôm mau lớn, lột vỏ nhanh, nhanh cứng vỏ
– Màu sắc sáng đẹp
– Bổ sung các nguyên tố đa, vi lượng thiết yếu
– Cung cấp dinh dưỡng, chống stress
– Kích thích tảo có lợi cho phát triển
Thành phần:
– Fe, Mn, Zn: Phòng các bệnh do stress. Tăng cường miễn dịch và trao đổi chất.
– Methionine, Lysine: Tăng cường sức đề kháng. Cần thiết cho quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển.
Liều lượng:
– Hoà sản phẩm với nước và tạt đều khắp ao, 250-350g/ 1000m3.
– Ao nuôi mật độ cao: 0,4-0,5g/ 1m3
– Ao nuôi trong nhà: 0,5-1g/ 1m3
– Trộn đều thức ăn cho tôm ăn: 8-10G/1kg thức ăn. Sử dụng trong suốt quá trình nuôi.
Sản phẩm bổ sung khoáng chất Expo-poly
Thành phần: Canxi, Magie, Kali, Sắt và chất mang sodium.
Bản chất và công dụng:
– Bổ sung các nguyên tố đa vi lượng:
Kích thích tôm lột xác đồng đều
Nhanh cứng vỏ,
Chắc thịt đạt cân,
Màu sắc tươi sáng đẹp
Ngăn ngừa các bệnh mềm vỏ, cong thân đục cơ
– Cung cấp dinh dưỡng chống stress:
Giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi tôm thương phẩm.
Tăng tỷ lệ sống cao khi gièo tôm, san chuyển cao.
Chống stress khi trời mưa, bão, môi trường thay đổi.
– Kích thích tảo có lợi phát triển, ổn định màu nước:
Phát triển tảo có lợi và ổn định màu nước trong quá trình nuôi.
Bổ sung dưỡng chất cho ao, gây màu, cấy tảo có lợi.
HDSD:
– Cho ăn:
Phòng ngừa cong thân, đục cơ…, sử dụng trong suốt quá trình nuôi: 5-10g/1 kg thức ăn.
– Tạt nước:
+ Cung cấp đầy đủ khoáng đa vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm, nâng cao tỷ lệ sống khi thả giống hoặc thu hoạch: 500g-1000g/1000m3.
+ Chống sốc khi môi trường nuôi thay đổi đột ngột: thay nước, trời mưa,… Ổn định môi trường ao 2-3kg/1000m3 ban ngày.
+ Thúc đẩy nhanh quá trình lột vỏ, giúp tôm nhanh cứng vỏ: 1kg-2kg/ 1000m3.
+ Khi kích thích tảo phải đánh ban ngày để gây màu nước, gây tảo 2-3kg/1000m3.
+ Bổ sung khoáng chất cho tôm, đánh buổi tối (ao có tảo): 3-5kg/1000m3.
Đánh sau khi khử phèn (edta) khoảng 3-4 tiếng : 2-3 kg buổi tối.
Trên đây là những khoáng chất cần thiết cho tôm. Để được tư vấn thêm về các dòng sản phẩm chuyên dùng cho tôm xin hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt qua Hotline: 0917.938.618
———————–
Công ty TNHH Thuỷ Sản Liên Việt –  là công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dùng trong ngành nuôi trồng thủy sản từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Sản phẩm của chúng tôi được tin dùng bởi các Nhà phân phối, farm lớn trên khắp cả nước.
Địa chỉ: Lô đất CN1B-1, KCN Quế Võ III, Xã Việt Hùng, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
Hotline: 0917.938.618
Email: thuysanlienviet@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *