Cách diệt cá tạp, giáp xác trong ao nuôi

Diệt cá tạp, giáp xác trong ao nuôi trước khi thả cá giống là yêu cầu quan trọng. Hiện nay, có 1 số hộ nuôi thủy sản sử dụng thuốc trừ sâu để diệt cá tạp, cách làm này gây ảnh hưởng lớn đến thủy sản nuôi sau này và cả sức khỏe con người, do hóa chất tồn lưu trong nước và trong đất từ 15 ngày đến vài năm tùy theo mức độ độc hại của thuốc.

Tại sao phải diệt cá tạp, giáp xác trong ao nuôi tôm?

Các loài cá tạp xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ cạnh tranh môi trường sống với tôm thẻ chân trắng. Theo thời gian nếu tỷ lệ các loài tạp này cao hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm
Tôm nuôi của bà con sẽ bị còi cọc, chậm phát triển vì thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Đối với các loài dạng giáp xác như cua, còng thường xảy ra hiện tượng đục phá, làm sạt lở và rò rỉ nước bờ ao. Thậm chí chúng còn ăn tôm trong ao làm tổn thất về số lượng.
Ngoài ra còn các loài khác như cá chẽm, cá rô phi, cua  khiến tỷ lệ tôm nuôi bị hao hụt vì bị biến thành thức ăn cho những loài kia.
Trong trường hợp các loài giáp xác và cá tạp dạng này có số lượng quá cao, số lượng tôm trong ao sẽ giảm thấp hơn cả các loài tạp này gây nguy hiểm rất lớn đến vụ nuôi vì bà con có thể sẽ không phát hiện được nhưng lượng thức ăn vào ao vẫn được tiêu thụ bình thường.
Theo các chuyên gia, các loài giáp xác và cá tạp được xem là sinh vật trung gian truyền các mầm bệnh nguy hiểm như: ký sinh trùng, nấm, virus. Cụ thể là những loài giáp xác như tôm bạc đất, các loài cá tạp. Các bệnh phổ biến ở tôm như bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng tác nhân của chúng hầu hết đều phải có vật chủ trung gian. Chính những loài trung gian này sống chung môi trường nước với tôm, chúng sẽ làm mức độ lây nhiễm của bệnh nguy hiểm hơn, từ đó tỷ lệ nhiễm bệnh cũng tăng cao.
Ngoài ra những loài tạp khác như ốc, vẹm, hến, trai, hàu hay sứa có sở thích ăn tảo và hấp thụ muối cacbonat. Điều này làm độ kiềm của môi trường bị giảm xuống thấp. Trong điều kiện thiếu kiềm, công đoạn lột xác cứng vỏ của tôm sẽ bị ảnh hưởng. Các khoáng chất trong nước lúc không đủ để giúp tôm hồi phục, dẫn đến hiện tượng tôm yếu ớt và không có đủ sức chống lại sự xâm nhập của các sinh vật và mầm bệnh nguy hiểm bên ngoài.
Diệt tạp ao nuôi tôm là vô cùng cần thiết và phải có phương pháp xử lý triệt để, hiệu quả.

Cách diệt giáp xác, diệt cá tạp ao nuôi tôm hiệu quả

Cải tạo ao nuôi trước khi thả giống, cụ thể là bón vôi và phơi đáy ao để triệt tiêu các loại giáp xác và cá tạp còn sót lại trong ao.
Khi bắt đầu quá trình cấp nước vào ao bà con nên sử dụng túi lọc để giữ lại những loài nhỏ, ấu trùng giáp xác, cá tạp bên ngoài xâm nhập vào ao.
Bà con cho chạy quạt nước từ 3-5 ngày, đây là thời gian thích hợp đẻ trứng, ấu trùng nở rồi bắt đầu dùng NGUYÊN LIỆU DIỆT TẠP của THUỶ SẢN LIÊN VIỆT với liều lượng: 100ml/ 700-1000m3 nước, nên hạ mức nước trong ao xuống còn 50cm để diệt giáp xác, cá tạp hiệu quả.
Lưu ý: Sau khi đánh tối thiểu 10 ngày thì có thể thả giống, cần giải độc nước trước khi thả giống.
Thời gian ngưng sử dụng sản phẩm trước khi thu hoạch 10 ngày.
Nguyên liệu diệt tạp của Thuỷ sản Liên Việt có tác dụng diệt các loại cá tạp, giáp xác như cua, còng, ốc,… và nguyên sinh động vật có trong nước ao nuôi chỉ sau một nhịp đánh.
Thuỷ sản Liên Việt – là công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dùng trong ngành nuôi trồng thủy sản từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Sản phẩm của chúng tôi được tin dùng bởi các Nhà phân phối, farm lớn trên khắp cả nước.
Chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, đồng hành cùng quý khách để cùng thực hiện phương châm tâm huyết.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt 
Tuyển đại lý chiết khấu cao
☎️ Hotline: 0917.938.618
Email: thuysanlienviet@gmail.com
Địa chỉ: Lô đất CN1B-1, KCN Quế Võ lll, phường Việt Hùng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *