Phương pháp giải phóng kim loại nặng trong ao nuôi tôm

Tôm bị nhiễm kim loại nặng gây ảnh hưởng không chỉ với tôm mà con với người tiêu dùng thủy sản. Dưới đây là phương pháp giải phóng kim loại nặng trong ao nuôi tôm để bà con tham khảo.
Những loại kim loại nặng trong ao nuôi tôm gây hại cho vật nuôi
Kim loại nặng thường có tính bền vững rất cao. Do vậy, kim loại nặng sẽ tồn tại rất lâu trong môi trường. Nếu các sinh vật hấp thụ các kim loại nặng này thì chất độc sẽ được tích lũy và chuyển qua các sinh vật khác qua chuỗi thức ăn.
Con người thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn và các kim loại nặng này sẽ đi vào cơ thể và gây ra những triệu chứng cấp tính, mãn tính nghiêm trọng. Những loại kim loại nặng gây tác động xấu đến quá trình nuôi trồng thủy sản.
Kim loại nặng chì (Pb)
Chì là kim loại nặng trong nước được người nuôi quan tâm nhiều nhất, nó có nguồn gốc từ khí thải của các phương tiện giao thông vào trong bầu khí quyển, hay các hoạt động sản xuất pin, khai thác quặng,.. Hàm lượng Pb cao sẽ khiến tôm bị đen vây, stress, bỏ ăn, làm tôm không hô hấp được. Hàm lượng Pb khuyến cáo là nhỏ hơn 11,35 g/ cm3.
Kim loại nặng cadmium (Cd)
Cd là kim loại nặng được khám phá từ năm 1817, tôm hấp thụ Cd vào cơ thể thông qua gan tụy, vỏ, mang và các bộ phận khác. Ở hàm lượng thích hợp, Cd ít ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và lột xác của tôm. Hàm lượng Cd ở nước lợ và nước mặn khuyến cáo phải nhỏ hơn 9,3 mg/L.
Kim loại nặng crom (Cr)
Sự có mặt có Cr trong ao tôm là do quá trình khoáng hóa và sự hòa tan Cr hữu cơ từ trong đất. Bên cạnh đó, Cr còn xuất hiện trong mạ điện, thuộc da, vải sợi, ảnh màu, sơn,… Sự hiện diện của Cr là tác nhân làm giảm hoạt động của nội bào, gây đột biến gen, tác động trực tiếp lên ADN.
Kim loại nặng đồng (Cu)
Cu là chất độc, ảnh hưởng đến 80% quá trình quang hợp của tảo ở nồng độ 0,1 mg/L. Hàm lượng Cu tăng cao sẽ làm tăng độc tính với tảo, ký sinh trùng và tôm nuôi. Ngoài ra, việc ô nhiễm ô nhiễm kim loại nặng trong nước còn ảnh hưởng đên màu sắc của tôm sang màu đỏ.
Kim loại nặng thủy ngân (Hg)
Hg là loại kim loại độc nhất, có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm, nước thải công nghiệp,… Trong ao nuôi tôm, hàm lượng Hg ở mức 160 mg/L sẽ giảm hô hấp trên tôm, ngừng hoạt động bơi lội sau 10 giờ. Hg đi vào cơ thể con người bằng việc ăn phải những loại thủy sản như tôm và cá.
Bên cạnh đó, các kim loại nặng Fe, Al, As,… cũng hiện diện trong ao khiến tôm bị nhiễm độc và không thể phát triển được.
Tác hại của kim loại nặng đến nuôi trồng thuỷ sản
Kim loại nặng là những nguyên tố mang độc tính cao không những làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm, cá là thủ phạm gây ra những căn bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi.
Nguồn nước có chứa hàm lượng kim loại nặng cao khiến tôm thường khó chuyển giai đoạn, làm hao hụt chất khiến các râu bị đứt gãy. Ngoài ra khi môi trường nước có chứa nhiều kim loại nặng tôm dễ bị tích lũy trong mô làm người tiêu dùng khi ăn phải tôm nhiễm kim loại nặng rất nguy hiểm.
Kim loại nặng tồn tại trong tôm chủ yếu từ nguồn nước và trong thức ăn, lượng kim loại nặng này sẽ tích tụ nhiều hơn ở nội tạng của tôm khiến tôm bị yếu dần đi.
Chính vì thế muốn duy trì sự sống và giảm độc tính trong nguồn nước đòi hỏi chủ ao nuôi phải ứng dụng phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Tôm khó phát triển hao hụt về số lượng, râu bị đứt hoặc gãy.
Nồng độ kim loại lớn được tôm hấp thụ ngày càng nhiều.
Khi đó, kim loại nặng rất dễ tích tụ trong mô của tôm, chúng đi vào cơ thể con người theo đường thức ăn và gây ra những nguy hiểm khó lường cho sức khỏe
Chủ yếu tồn tại trong nước và nguồn thức ăn nên kim loại nặng sẽ tích lũy nhiều trong nội tạng và vỏ tôm.
Giải pháp loaị bỏ kim loại nặng trong nước nuôi
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng và là nhu cầu thiết yếu cho sự
sống của con người và mọi sinh vật sống trên trái đất. Quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ như y tế, du lịch, thương mại… đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt sự hiện diện của kim loại nặng trong môi trường đất, nước đã và đang là vấn đề môi trường được cộng đồng quan tâm.
Chúng ta có thể sử dụng hóa chất xử lý nước để giải quyết tình trạng nước nuôi bị nhiễm kim loại nặng.
Nguyên liệu ORGANIC – Mang lại giá trị môi trường nước nuôi tươi mát cho tôm cá
Công dụng
Giải phóng kim loại nặng, điều chỉnh pH, phân hủy dư lượng thuốc tồn dư, phân hủy muối amoni bậc bốn, lân hữu cơ, pyrethroid (thuốc bảo vệ thực vật), kháng sinh, … trong ao nuôi thủy sản.
Hướng dẫn sử dụng
– Cải thiện môi trường nước khi hàm lượng nitơ amoniac, nitrit quá cao hoặc chất lượng nước đột ngột trở nên trong, trắng, đỏ, đen hoặc khi trời mưa và chất lượng nước xấu.
– Anti-alcotoxin được sử dụng để phân hủy các chất độc sinh ra trong quá trình sinh trưởng hoặc chết của vi khuẩn lam, tảo song sinh, tảo vàng và các loại tảo khác.
– Môi trường nước khi xuất hiện nước nhờn, nước xanh già, nước có mùi đen, nước rỉ do môi trường xuống cấp thì việc sử dụng sản phẩm này có thể phục hồi môi trường nước một cách hiệu quả. Pha loãng với hơn 50 lần nước và tạt đều trên mặt nước.
Liều lượng: 1kg dùng cho 2000 – 3000m3 nước, nếu tình trạng môi trường nước quá xấu 1kg dùng cho 1000m3 nước, có thể dùng liên tục từ 2 đến 3 lần, dùng nhiều thì không có hại.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát
Thuỷ sản Liên Việt – là công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dùng trong ngành nuôi trồng thủy sản từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Sản phẩm của chúng tôi được tin dùng bởi các Nhà phân phối, farm lớn trên khắp cả nước.
Chúng tôi luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, đồng hành cùng quý khách để cùng thực hiện phương châm tâm huyết.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt 
Tuyển đại lý chiết khấu cao
☎️ Hotline: 0917.938.618
Email: thuysanlienviet@gmail.com
Địa chỉ: Lô đất CN1B-1, KCN Quế Võ lll, phường Việt Hùng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *