Biện Pháp Phòng Và Trị Bệnh Đốm Đen Trên Tôm Thẻ

NGUYÊN NHÂN

Có nhiều nguyên nhân gây ra như:

– Nhóm vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi như Vibrio sp, Pseudomonas, Aeromonas gây nên.

– Tôm nuôi trong điều kiện độ mặn thấp. Thiếu khoáng và hàm lượng khí độc cao.

ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN BỆNH VÀ TÁC HẠI
– Bệnh đốm đen thường phát sinh trong các ao nuôi bị ô nhiễm, hàm lượng khí độc NH3, H2S, NO2 cao, độ kiềm dưới 100ppm, nhiệt độ nước trên 290C trong thời gian dài, hàm lượng oxy không đạt ngưỡng tối ưu 6ppm trong suốt thời gian nuôi, thả nuôi với mật độ dày.

– Bệnh có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường diễn ra kéo dài trong 5-10 ngày, tỷ lệ tôm bệnh thường tăng cao.

DẤU HIỆU BỆNH LÝ

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ  có thể xuất hiện từ giai đoạn 20 – 90 ngày tuổi và tập trung nhiều nhất từ 25 – 45 ngày tuổi. Đặc biệt, vào những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi, độ mặn xuống thấp là thời điểm mà tỷ lệ tôm bị đốm đen cao nhất.

Khi tôm bị đốm đen, nếu quan sát bằng mắt thường chúng ta có thể nhận thấy những dấu hiệu sau đây:

– Tôm giảm ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ, hoạt động kém nhanh nhẹn, tốc độ tăng trưởng giảm;

– Trên thân tôm xuất hiện nhiều đốm đen li ti nằm rải rác hoặc chụm lại thành từng đám;

– Có thể xuất hiện những tổn thương phụ như mòn đuôi, mòn vảy râu, cụt râu,…

– Đối với những trường hợp bị nặng ruột sẽ rỗng, gan nhợt nhạt, bề mặt tôm bị đen và có mùi hôi.

Khi tôm bị nhiễm bệnh đốm đen thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Một số trường hợp phát hiện bệnh trễ thì hầu như mọi biện pháp đều không mang lại kết quả tốt và phải tiến hành thu hoạch ngay lập tức. Một số trường hợp tôm bị đốm đen chỉ được phát hiện khi thu hoạch dẫn đến giảm năng suất tôm nuôi.

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng xuất hiện các đốm đen li ti

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng xuất hiện các đốm đen li ti
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
* Khuyến cáo chung
– Chọn tôm giống có chất lượng, có uy tín, kiểm dịch, thả mật độ hợp lý.

– Thường xuyên tạt bổ sung khoáng trong suốt quá trình nuôi, đặc biệt là khoáng chứa hàm lượng Mg2+ cao.

– Đánh vi sinh định kỳ với liều lượng cao để kiểm soát sự phát triển của tảo lam trong ao nuôi, hạn chế tảo tàn, khí độc.

– Thường xuyên kiểm tra mật độ vi khuẩn trong nước để diệt khuẩn một cách hiệu quả.

– Đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan trong ao trên 5mg/lít.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *