Cách chữa cá bị nấm mang

Cách chữa cá bị nấm mang là nỗi băn khoăn của rất nhiều bà con. Bởi bệnh nấm mang cá là môt bệnh nguy hiểm gây ra chết hàng loạt khiến bà con nuôi cá tổn thất vô cùng.

1. Nguyên nhân gây bệnh nấm mang cá

Để có cách chữa cá bị nấm mang hiệu quả, bà con cần hiểu rõ hơn về bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Do một số loài nấm thuộc giống Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển đày đặc, thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.
Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài nấm gây bệnh là: B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930.
B. sanguinis: Sợi nấm thô 20 – 25 µm, ít phân nhanh khi ăn sâu vào các mô huyết quản, bào tử tương đối lớn 8 µm, loài này thường ký sinh ở cá trắm cỏ.
B. demigrans: Sợi nấm mảnh 6,6 – 21,6 µm phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử tương đối nhỏ 6,6 µm; loài này thường ký sinh ở cá trắm đen, cá mè, cá trôi.
Bệnh nấm mang thường gặp ở cá giống, cá thịt của các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng… Bệnh xuất hiện ở những ao nước bẩn, nhất là những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh nấm mang lưu hành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới và thường gây ra tỷ lệ chết cao. Bệnh phát triển vào mùa mưa có nhiệt độ cao, tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện vào mùa hè ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam, miền Trung.
Cách chữa cá bị nấm mang
Cách chữa cá bị nấm mang là vấn đề được nhiều bà con quan tâm

2. Dấu hiệu cá bị nấm mang

Nhận biết sớm dấu hiệu cá bị bệnh sẽ giúp bà con đưa ra được cách chữa cá bị nấm mang hiệu quả.
Nấm mang là một bệnh nấm cục bộ cấp tính ở mang gây ra bởi loài nấm Branchiomycosis  ảnh hưởng đến nhiều loại cá nước ngọt. Bệnh phổ biến nhất ở các vùng khí hậu ấm áp.
Dưới đây là những dấu hiệu cá bị nấm mang:
  • Branchiomyces spp. đã được tìm thấy với tỷ lệ nhiễm bệnh là 92% ở cá nuôi vào mùa hè (nhiệt độ 40-45°C). Nhiệt độ cao hơn và nước có nhiều chất hữu cơ, cũng như mật độ nuôi quá nhiều là những yếu tố dễ dẫn đến sự lây nhiễm bệnh này.
  • Cá rô phi nhiễm bệnh bị suy nhược, hôn mê và suy hô hấp (do tổn thương mô mang), biểu hiện bằng cách bơi theo tư thế thẳng đứng để thở hổn hển, nổi lên, tập trung ở những nơi có nước chảy và cuối cùng chết khi há miệng.
  • Mang biểu hiện tùy theo giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Chủ yếu, xuất hiện tắc nghẽn trong giai đoạn đầu, sau đó bắt đầu thấy sự nhợt nhạt của mô mang do mất Oxy. Màu sắc của mang bắt đầu chuyển thành màu trắng do hoại tử và cuối cùng là màu trắng sáng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng khi bệnh tiến triển do mô mang bị hoại tử nghiêm trọng làm cho mang xuất hiện cẩm thạch.

3. Cách chữa cá bị nấm mang

Phòng bệnh nấm mang cá:
– Thả nuôi với mật độ vừa phải.
– Cần kiểm soát lượng thức ăn khi cho ăn, tránh lượng thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
– Cần chú trọng quản lý nguồn nước, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu khí độc như: NO2, H2S, NH3,…và các chỉ tiêu pH, oxy để có biện pháp xử lý kịp thời khi ao nuôi bị biến động.
– Ở những nơi có thời tiết thay đổi rõ rệt như phía bắc thì vào mùa nóng hoặc mùa lạnh bà con có thể giảm mật độ nuôi lại và có thể có hệ thống sưởi để giúp ổn định nhiệt độ cho cá phát triển đồng đều.
– Trong suốt vụ nuôi nên sử dụng bổ sung men vi sinh định kỳ để ổn định nguồn nước, xử lý các vấn đề như cặn bẩn hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân cá,…ổn định pH và cải thiện màu nước trong ao nuôi.
Cách chữa cá bị nấm mang:
GALLA
CHUYÊN GIA DIỆT NẤM MANG, NẤM TOÀN THÂN,
GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO CÁC BỆNH LỞ LOÉT, BONG VẨY, THỐI THÂN TRÊN CÁ
Cách chữa cá bị nấm mang 4
Cách chữa cá bị nấm mang bằng sản phẩm Galla của Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt
Bản chất và Công dụng:
– Hấp thụ nhanh các dịch tiết từ vết thương của cá, làm chúng không lây lan sang vùng lân cận và lây lan mầm bệnh sang cá thể cùng đàn. Làm khô vết thương tức thì, se bề mặt vết thương, nhanh chóng liền da, lên da non.
– Cực kỳ hiệu quả với bệnh lở loét, thối cơ thịt, bong tróc vảy ở cá trắm, chép, rô phi, Điêu Hồng…
– Sản phẩm này là Giải pháp tối ưu cho các bệnh lở loét , thối thân do nấm , vi khuẩn gây ra trên cá da trơn, đặc biệt cá Lăng, Chình  nuôi lồng bè, Cá Tra nuôi ao…
Hướng dẫn sử dụng:
– Trộn cho ăn:
Liều phòng bệnh: 0,1g – 0,2g/1kg cá/ngày. Cho ăn 3 ngày liên tiếp.
Liều trị bệnh: 0,2g-0,3g/1kg cá/ngày. Cho ăn 5 ngày liên tiếp (nếu bệnh nặng, có thể trộn cho ăn 2 lần/ngày).
– Xử lý tạt nước ao:
Phòng bệnh: 200g/1000m3/ngày
Trị bệnh: 400g/1000m3/ngày
Chú ý: Khi pha loãng sản phẩm với nước, có 1 ít cặn không tan (đó là chất bảo vệ mang), không ảnh hưởng đến tác dụng sản phẩm.
Thời gian ngừng sử dụng thuốc:  03 ngày trước khi thu hoạch.
Trên đây là những thông tin về cách chữa cá bị nấm mang. Để được tư vấn thêm về các dòng sản phẩm chuyên dùng cho cá xin hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt qua Hotline: 0917.938.618
———————–
Công ty TNHH Thuỷ Sản Liên Việt –  là công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dùng trong ngành nuôi trồng thủy sản từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Sản phẩm của chúng tôi được tin dùng bởi các Nhà phân phối, farm lớn trên khắp cả nước.
Địa chỉ: Lô đất CN1B-1, KCN Quế Võ III, Xã Việt Hùng, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
Hotline: 0917.938.618
Email: thuysanlienviet@gmail.com
Website: thuysanlienviet.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *