Giải pháp khắc phục khí độc trong ao nuôi

Các loại khí độc trong ao nuôi tôm thường gặp nhất có thể kể đến là Amoniac (NH3), Nitrite (NO2) và Hydro Sulfua (H2S). Những loại khí này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cá.
Các loại khí độc thường gặp trong ao nuôi cá
Các loại khí độc trong ao nuôi tôm thường gặp nhất có thể kể đến là Amoniac (NH3), Nitrite (NO2) và Hydro Sulfua (H2S). Những loại khí này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm cụ thể:
  • Làm cản trở khả năng lấy Oxy của tôm
  • Gây stress cho tôm, nhiễm khuẩn, tôm chậm tăng trưởng
  • Giảm sức đề kháng, làm tôm dễ nhiễm bệnh
  • Dễ chết hàng loạt nếu tiếp xúc thời gian dài
  • Tạo điều kiện cho các loại tảo độc phát triển, gây thiếu
  • Oxy hàng loạt, gây hiện tượng sụp tảo.
Giải pháp xử lý khí độc trong ao nuôi NH3, NO2

Nguyên nhân gây ra khí độc trong ao nuôi
  • Thức ăn thừa và phân tôm cá
  • Nền đáy cũ nuôi nhiều vụ
  • Tảo tàn hoặc ao ít tảo, nước đục
  • Do cấp cây nước giếng và khí độc NH3, NO2 tích tụ
Kiểm soát khí độc
  • Cải tạo ao hoàn chỉnh, bùn và các chất dơ phải được loại bỏ ngay từ đầu.
  • Ao nuôi phải có hố xi phông để loại bỏ chất thải.
  • Quản lý thức ăn tốt, tránh bị dư thừa.
  • Cung cấp lượng oxy hoà tan đầy đủ.
  • Tạt vôi và đánh khoáng ổn định độ kiểm và pH.
  • Duy trì mật độ tảo ổn định.
  • Sử dụng vi sinh, enzyme thường xuyên trong quy trình nuôi để xử lý môi trường, phân huỷ các hợp chất hữu cơ dư thừa, phân tôm, xác tảo và sinh vật trong ao, chuyển hoá chất độc thành không độc.
Sử dụng nguyên liệu GIẢI ĐỘC của Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt. Nguyên liệu GIẢI ĐỘC có tác dụng giải độc – chống sốc – tăng tính thèm ăn cho vật nuôi. Hoàn nguyên môi trường.
Bản chất và công dụng
– Chống sốc giải độc nước định kỳ trong ao nuôi, làm sạch môi trường nước trong quá trình nuôi.
– Khử phèn, khử clorine và các chất độc tồn dư khi cải tạo ao.
– Cải thiện môi trường và giảm stress do NH3, NO2, H2S cao, thời tiết xấu, nắng nóng,…
Hướng dẫn sử dụng
Rải đều trực tiếp sản phẩm khắp ao
+ Giải độc tố: 1000 – 1500g/1000m3 giải các loại thuốc diệt khuẩn gốc Clo như Clorine, TCCA, BKC…, thuốc trừ sâu, kim loại nặng tồn dư trong ao.
+ Khôi phục màu nước tốt: 500 – 1000g/1000m3 giúp xử lý hiện tượng động vật thủy sản nổi đầu, bám bờ,… do môi trường nước suy thoái, khí độc NO2, NH3, H2S cao.
+ Nâng cao tỷ lệ sống cho con giống: 0,3 – 0,5g/m3 nước.
+ Tăng tính thèm ăn cho vật nuôi: 500 – 1000g/1000m3 cải thiện hiện tượng kém ăn do sử dụng thuốc khử trùng gây ra ở động vật thủy sản, tăng tính thèm ăn.
+ Định kỳ 7-15 ngày/lần sử dụng trong quá trình nuôi.
Chú ý:
– Chất lượng nước kém, đáy ô nhiễm nặng có thể tăng liều dùng.
– Thời tiết âm u, mưa vẫn có thể sử dụng sản phẩm bình thường.
Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *