Quản lý tốt ao nuôi mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng sẽ xuất hiện những  cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

1. Ảnh hưởng của nắng nóng

Khi nhiệt độ trên 320C thì tôm sẽ ngừng ăn, trốn xuống tầng đáy, nằm yên và vùi mình trong lớp bùn đáy nên nguy cơ nhiễm khí độc, vi khuẩn gây bệnh và thiếu ôxy dưới tầng đáy là rất cao.
Ở điều kiện nhiệt độ cao, quá trình hô hấp của tôm tăng lên cùng với sự gia tăng của các phản ứng sinh hóa trong nước làm tiêu hao nhiều ôxy nên dễ dẫn đến tôm bị thiếu dưỡng khí vào ban đêm.
Khi trời nắng nhiệt độ nước tăng cao thì hàm lượng ôxy hòa tan từ không khí vào nước giảm, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng lên vừa tiêu tốn ôxy hòa tan vừa sinh ra nhiều loại khí gây độc cho tôm như H2S, NO2, CO2, NH3…
Vào mùa nắng nóng, tảo trong ao sẽ phát triển mạnh, đặc biệt là tảo lam , tảo giáp. Ngoài vấn đề tiết ra độc tố gây hại cho tôm thì khi tảo phát triển đến một giai đoạn nhất định (7 – 10 ngày) sẽ xảy ra hiện tượng tảo tàn, gây thiếu ôxy trong nước, biến động pH và tích tụ khí độc (thối nước) gây chết tôm hàng loạt. Như vậy việc quản lý tốt ao nuôi mùa nắng nóng vô cùng quan trọng.

2. Công tác chuẩn bị cho ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng 

Cần thực hiện kiểm tra và tăng cường cấu trúc của bờ bao và hệ thống cống để đảm bảo chắc chắn, tránh trường hợp bị sạt lở. Đồng thời, cần duy trì vệ sinh kênh thoát nước để đảm bảo thông thoáng, và khi có mưa lớn, cần xả tràn nước kịp thời để hạn chế thất thoát của thủy sản nuôi. Đối với các mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống mái che và lưới che ao nuôi để đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thủy sản.
Trong các khu vực có đất bị chua phèn, việc rắc vôi quanh bờ phòng nước giúp ngăn chặn sự trôi phèn xuống và làm biến động pH trong ao/vuông nuôi. Đồng thời, cần chuẩn bị sẵn máy phát điện và máy sục khí để đề phòng trường hợp mất điện từ lưới điện.

3. Các bệnh thường gặp

Quản lý tốt ao nuôi mùa nắng nóng rất quan trọng. Quản lý tốt ao nuôi sẽ giúp vật nuôi không bị mắc các bệnh nguy hiểm, làm giảm đi năng suất của bà con nuôi tôm. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong ao nuôi mùa nắng nóng:

3.1. Bệnh EMS – Bệnh gây chết sớm ở tôm

Khi thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo những cơn mưa giông đột ngột làm các yếu tố môi trường trong ao nuôi thay đổi, quá trình phân hủy mùn bã hữu cơ tăng sinh ra nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh EMS trên tôm nuôi làm chết tôm hàng loạt.
Nguyên nhân, do nhiệt độ cao và biến đổi phù hợp cho vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phát triển, vi khuẩn này tạo ra một loại độc tố cực mạnh, khi chúng xâm nhập vào cơ thể tôm (qua đường tiêu hóa), độc tố này sẽ thẩm thấu, phá hủy các mô tế bào, gây rối loạn chức năng tiêu hóa và gan tụy tôm, gây ra hiện tượng chết hàng loạt, nhất là sau khi lột xác.

3.2. Bệnh cong thân đục cơ

Khi nhiệt độ nước cao, tôm bị sốc nhiệt hoặc do pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5. Do thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết. Mặt khác, khi trời nắng nóng, nếu bật, tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng nhá, vó nhiều cũng gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm.

3.3. Bệnh phân trắng

Khi nhiệt độ nước tăng cao, ao nuôi với mật độ cao ít thay nước sẽ làm nước ao giàu dinh dưỡng. Ao sẽ xuất hiện nhiều loại tảo như tảo lam, tảo đỏ có roi, tảo giáp sinh ra độc tố. Khi tôm ăn phải tảo độc, các chất độc sẽ phá vỡ tế bào thành ruột của tôm và gây ra hiện tượng tôm đi phân trắng

4. Biện pháp phòng bệnh

Để tôm không mắc bệnh vào mùa nắng nóng, bà con cần làm những việc dưới đây:

4.1. Ao nuôi

Việc chuẩn bị ao nuôi phải được thực hiện theo đúng quy trình: tẩy dọn, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy, gia cố bờ ao… Việc chuẩn bị ao nuôi có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý ao nuôi mùa nắng nóng.

4.2. Nguồn nước

Chỉ cấp nước đã được xử lý qua ao lắng, duy trì mực nước 1,2 – 1,5 m, kiểm tra các thông số môi trường ao tôm (độ mặn,pH, oxy, nhiệt độ…) và theo dõi hoạt động của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.

4.3. Con giống và thời gian thả giống

Chọn con giống khỏe mạnh, rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị nhiễm các mầm bệnh. Tôm giống có kích cỡ lớn (Post 12 trở lên).  Mật độ thả tôm phải phù hợp với điều kiện chăm sóc, tôm sú (15 – 20 con/m2), tôm thẻ chân trắng (70 – 80 con/m2).
– Thời gian thả  giống tốt nhất vào buổi sáng hoặc chiều mát. Tránh thả  vào lúc trời đang mưa to hay nắng gắt có thể làm tôm bị sốc nhiệt, yếu dẫn đến  chết.

4.4. Công tác chuẩn bị cho ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng 

Cần thực hiện kiểm tra và tăng cường cấu trúc của bờ bao và hệ thống cống để đảm bảo chắc chắn, tránh trường hợp bị sạt lở. Đồng thời, cần duy trì vệ sinh kênh thoát nước để đảm bảo thông thoáng, và khi có mưa lớn, cần xả tràn nước kịp thời để hạn chế thất thoát của thủy sản nuôi. Đối với các mô hình nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh, cần kiểm tra lại toàn bộ hệ thống mái che và lưới che ao nuôi để đảm bảo không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thủy sản.
Trong các khu vực có đất bị chua phèn, việc rắc vôi quanh bờ phòng nước giúp ngăn chặn sự trôi phèn xuống và làm biến động pH trong ao/vuông nuôi. Đồng thời, cần chuẩn bị sẵn máy phát điện và máy sục khí để đề phòng trường hợp mất điện từ lưới điện.

4.5 Kiểm tra độ PH thường xuyên khi thời tiết thay đổi 

Sau những cơn mưa lớn, pH là yếu tố dễ biến động nhất sau khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng. Sự thay đổi đột ngột của pH có thể làm giảm sức đề kháng của tôm. Vì thế, người nuôi nên thường xuyên kiểm tra pH mỗi 2 giờ trong thời gian mưa và ngay sau khi mưa để điều chỉnh kịp thời. Đảm bảo pH được duy trì ổn định trong khoảng từ 7,5 đến 8,5 và không dao động quá 0,5 đơn vị giữa buổi sáng và buổi chiều.
Trong trường hợp pH thấp, người nuôi có thể sử dụng vôi nông nghiệp CaCO3 (vôi canxi) với liều lượng từ 10 đến 20 kg cho mỗi 1.000 m3 nước ao, tùy thuộc vào giá trị pH đo được. Ngoài ra, để hạn chế sự tích tụ phèn và sự đục nước tại bờ ao, người nuôi cũng nên sử dụng vôi đá sống CaO, phân bố đều trên bờ ao. Vôi sẽ giúp làm trung hòa axit, ngăn chặn sự giảm pH đột ngột và giữ cho nước ao không đục sau cơn mưa.

4.6. Quản lý độ kiềm cho ao nuôi ở mức thích hợp 

Trong mùa mưa, độ kiềm trong ao có thể giảm, ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, làm chậm quá trình phát triển của chúng và làm giảm tỷ lệ sống. Hiện tượng tôm mềm vỏ kéo dài cũng thường xuyên xuất hiện do độ kiềm dưới mức thích hợp, đặc biệt là ở các vùng nuôi có độ mặn thấp hoặc nuôi tôm trong ruộng lúa.
Độ kiềm lý tưởng cho tôm nằm trong khoảng từ 60 đến 180mg/l. Trong trường hợp độ kiềm thấp, có thể sử dụng vôi Dolomite với liều lượng từ 20 đến 30 kg cho mỗi 1.000 m3 nước ao, hoặc sử dụng vôi canxi nếu pH cũng thấp.

4.7. Quản lý tốt mực nước ao 

Trong trường hợp ao nuôi có mực nước thấp, chất lượng nước thường biến động mạnh sau những cơn mưa hoặc khi trời nắng nóng gay gắt. Vì thế, cần duy trì mực nước ít nhất là 1,3 m đối với ao nuôi tôm sú và 1,5 m đối với ao nuôi tôm thẻ.
Vì tôm nước lợ là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chúng có thể biến đổi tùy thuộc vào môi trường xung quanh trong một phạm vi nhiệt độ nhất định. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của ao tôm vượt quá mức nhiệt độ cho phép, tôm sẽ trải qua tình trạng “sốc”, sức đề kháng giảm sút và có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Do đó, việc tăng cường sử dụng quạt nước trong thời tiết mưa lớn hoặc nắng gắt có thể giúp xáo trộn nước, ngăn chặn hiện tượng phân tầng trong ao và từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đối với tôm nuôi.

4.7. Kiểm soát và hạn chế tảo dưới ao 

Một phương pháp hiệu quả để kiểm soát lượng chất thải và mật độ tảo trong ao là giảm khoảng 20 – 30% lượng thức ăn khi trời mưa, vì tôm thường ít hoạt động hơn do nhiệt độ thấp khiến chúng giảm sự săn mồi. Đồng thời, để tránh sự lãng phí thức ăn trong những ngày u ám, tôm nên được cho ăn muộn hơn khi mặt trời mọc, khi tảo bắt đầu quang hợp và cung cấp đủ oxy cho tôm tiêu hóa thức ăn.
Bên cạnh đó, người nuôi có thể sử dụng mật đường độc lập hoặc kết hợp với men vi sinh với liều lượng 2 – 3 kg/100 m3 định kỳ 5 – 7 ngày kết hợp với việc tăng cường quạt oxy, để kích thích sự phát triển của vi khuẩn có ích trong ao, tăng cường phân giải chất hữu cơ và hạn chế sự phát triển quá mức của tảo.
Để hạn chế sự lây lan của bệnh trong ao, người nuôi nên xử lý nước ao bằng cách diệt khuẩn, đặc biệt là khi nhận thấy các dấu hiệu như màu sắc tôm biến đổi, tôm đóng rong, đóng nhớt, bị phồng đuôi, đứt đuôi hoặc đứt râu. Đặc biệt sau những đợt mưa kéo dài, vi khuẩn gây bệnh thường bùng phát do sự tích tụ của chất hữu cơ trong ao.
Do đó, sau khi kết thúc những đợt mưa và thời tiết trở nên nắng, việc diệt khuẩn là cần thiết để giảm mật độ của vi khuẩn có hại và cấy vi sinh trở lại sau khoảng 2 ngày để tăng cường vi khuẩn có lợi trong ao.
Cần lưu ý rằng một số chất diệt khuẩn có thể ảnh hưởng đến tảo và sức khỏe của tôm, vì vậy, người nuôi cần chọn loại diệt khuẩn tương đối an toàn và tiến hành kiểm tra sức khỏe của tôm trước khi sử dụng.

4.8. Kiểm tra sức khỏe tôm 

Ngoài việc theo dõi các dấu hiệu như phản ứng, màu sắc, cấu trúc ruột, gan tụy và phân của tôm hàng ngày thông qua việc kiểm tra sàn ăn. Người nuôi tôm cũng cần thực hiện việc chài tôm định kỳ mỗi 5 – 7 ngày, hoặc sau khi xảy ra những tình huống tiêu cực. Như chất lượng nước xuống thấp khi trời nắng hoặc mưa kéo dài, nhằm đảm bảo sức khỏe của tôm và áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời.
Đồng thời, để tăng cường sức đề kháng cho tôm trong thời tiết không thuận lợi. Người nuôi nên tăng cường sử dụng các chất bổ sung như Vitamin C, khoáng chất, vi sinh đường ruột, chất bổ gan và chất tăng cường đề kháng. Thông qua việc pha trộn vào thức ăn với liều lượng cao hơn so với thông thường, nhằm nâng cao khả năng chống chọi của tôm trong môi trường nuôi.
Những giải pháp kỹ thuật này nhằm mục đích quản lý tốt môi trường ao nuôi trong những điều kiện thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng. Thuỷ sản Liên Việt mong bà con nuôi trồng thủy sản, nhằm giúp bà con thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Từ đó đạt được hiệu quả sản xuất tối ưu trong mùa vụ.
Trên đây là những thông tin giải đáp về việc quản lý ao nuôi mùa nắng nóng. Để được tư vấn thêm về các dòng sản phẩm chuyên dùng cho tôm cá xin hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt qua Hotline: 0917.938.618
———————–
Công ty TNHH Thuỷ Sản Liên Việt –  là công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dùng trong ngành nuôi trồng thủy sản từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Sản phẩm của chúng tôi được tin dùng bởi các Nhà phân phối, farm lớn trên khắp cả nước.
Địa chỉ: Lô đất CN1B-1, KCN Quế Võ III, Xã Việt Hùng, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
Hotline: 0917.938.618
Email: thuysanlienviet@gmail.com

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *