Ký sinh trùng thường gặp trên tôm thẻ chân trắng là bệnh lây nhiễm qua các vật chủ trung gian. Tôm không may nhiễm ký sinh trùng sẽ làm giảm năng suất và kém chất lượng.
1. Ký sinh trùng trên tôm là gì?
Ký sinh trùng là một sinh vật sống ký sinh trên một sinh vật sống khác (con người, thực vật, động vật) hay còn gọi là ký chủ. Chúng sống phụ thuộc hoàn toàn vào ký chủ để tồn tại phát triển và sinh sôi. Do đó, ký sinh trùng hiếm khi giết chết ký chủ, nhưng nó có thể là nguồn lây lan bệnh tật, và một vài trong số này có thể gây tử vong cho ký chủ.
Có rất nhiều loại ký sinh trùng, từ dạng bé nhất phải quan sát dưới kính hiển vi cho đến dạng lớn nhất có thể quan sát bằng mắt thường. Dưới đây là 4 dạng ký sinh trùng mà tôm thường mắc phải:
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).
Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis.
Trùng hai tế bào Gregarine.
Vermiform (dạng giun).
– Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)
Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) nhiễm ở tế bào biểu mô ở ống gan tụy tôm. Chúng được xem là một dạng ký sinh trùng trên tôm, sử dụng dinh dưỡng và năng lượng dự trữ trong gan, tụy, khiến tôm chậm lớn và phân cỡ.
Biểu hiện: Tôm nhiễm bệnh chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. Khi tôm lớn sẽ dễ quan sát hơn, nhiều con bị đục cơ ở lưng hay phần cuối cơ thể.
– Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis
Ký sinh trùng Haplosporidian infections, Hepatopancreatic haplosporidiosis trên gan, tụy khiến tôm có biểu hiện như: Gan tụy co lại, cơ thể nhợt nhạt, sắc tố Melanin ở tế bào biểu bì đi kèm khiến tôm chậm lớn, chậm tăng trưởng, FCR tăng cao.
– Trùng hai tế bào Gregarine
Trùng hai tế bào Gregarine ký sinh trong ruột tôm là một dạng ký sinh trùng trên tôm. Chúng có vật chủ trung gian là động vật thân mềm và động vật chân đốt. Tôm nhiễm Gregarine thường chậm lớn, tổn thương niêm mạc ruột giữa, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh đường ruột ở tôm.
– Vermiform (dạng giun)
Vermiform (dạng giun) xuất hiện trong ống gan, tụy, ruột giữa của tôm khiến tôm giảm ăn, chậm lớn. Khi tôm nhiễm Vermiform với mật độ cao sẽ thải ra môi trường một chuỗi phân có màu trắng được gọi là hội chứng phân trắng ở tôm.
Triệu chứng nhận biết:
Xuất hiện các loại phân màu trắng đục ở nước, có khi phân còn dính ở hậu môn của tôm bị nhiễm ký sinh trùng chết.
Tôm bị ốp vỏ, mềm vỏ, chậm lớn. Đối với trường hợp nặng tôm bỏ ăn.
Tôm bị nhiễm ký sinh trùng có màu đậm hơn bình thường, ruột tôm có màu trắng. Ruột ziczac “xoắn lò xo”.
Ruột tôm bị cong, phình to, có dịch màu vàng hơi hồng.
Quan sát kỹ đường ruột của tôm sẽ thấy đường ruột tôm bị đứt quãng hoặc trống rỗng, khi bóp nhẹ có thể phân tôm di chuyển lên xuống trong ống đường ruột tôm, nhất là phần cuối ruột.
2. Dấu hiệu nhận biết tôm mắc ký sinh trùng
Tôm chậm lớn, đặc biệt từ 30 ngày.
Gan sưng to, màu xanh hoặc đen, soi kính có ký sinh trùng. Ruột tôm nhỏ, mảnh, cong xoắn, đứt khúc, màu nâu.
Tôm ăn nhiều nhưng tiêu hóa kém, phân nát, lỏng.
Soi mẫu gan có ký sinh trùng hoặc EHP dương tính khi kiểm tra bằng phương pháp PCR.
Tôm nhiễm ký sinh trùng thường có đường ruột ziczac.
Đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng, màu đục hạt gạo.
Tôm bị nhiễm ký sinh trùng nặng sẽ bơi lờ đờ, tấp mé vào bờ.
Khi quan sát bằng mắt thường thấy gan tôm vẫn khỏe nhưng tôm bỏ ăn, đường ruột rỗng không có thức ăn.
Ký sinh trùng trên tôm là bệnh lây nhiễm qua các vật chủ trung gian. Tôm nhiễm ký sinh trùng sẽ cho năng suất thấp, kém chất lượng. Bà con nên chủ động ngăn chặn ký sinh trùng ngay từ đầu vụ nuôi bằng cách chọn con giống tốt, diệt khuẩn môi trường nước trong ao để tôm luôn khỏe cho vụ mùa bội thu.
Xem thêm: Men Việt – Nong to đường ruột tôm
3. Các phương pháp trị ký sinh trùng thường gặp trên tôm
Vì các bệnh liên quan đến ký sinh trùng rất khó quan sát bằng mắt thường, nên bà con phải thường xuyên 5-7 ngày 1 lần mang mẫu tôm và mẫu nước đến các phòng lab gần nhất để kiểm tra. Bà con có thể tham khảo các dòng trị ký sinh trùng của Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt dưới đây:
3.1. Ngoại ký sinh
Bà con có thể tham khảo sản phẩm Ngoại ký sinh của Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt – dòng chuyên trị bệnh ký sinh trùng trên tôm.
Thành phần: Chế phẩm từ tỏi, Milk thistle, Chitosan-oligosaccharides, chất mang.
Thành phần của Ngoại ký sinh:
Lipase, Proteinase, Ethanol, Endopeptidase, Pepsin, chất mang.
Công dụng
– Tiêu diệt các ngoại ký sinh trùng, ức chế nhanh chóng và hiệu quả các vi bào tử gây bệnh trên tôm.
– Kiểm soát, ngăn chặn và ức chế các loại tảo có hại như tảo lam, tảo sợi, tảo sợi đen, rong rêu,… cải thiện chất lượng nước ao nuôi.
– Trị các bệnh về mang do ngoại ký sinh (vàng mang, đen mang, miệng chân)
Ưu điểm: Chứa chất xâm nhập tổng hợp công nghệ cao và chất ức chế có khả năng làm cho các tế bào liên kết mỏng, đồng thời có thể xâm nhập hiệu quả và ức chế nhanh chóng các vi bào tử gây hại
Hiệu quả rõ ràng sau 30p
3.2. Đường ruột tôm
Công dụng và ưu điểm của đường ruột tôm:
– Chuyên trị và đào thải các loại mầm bệnh như ký sinh, vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh phân lỏng, phân đứt khúc, phân trắng, giảm ăn và không tiêu hoá được thức ăn.
– Phòng ngừa và ngăn vi khuẩn, ký sinh làm hại đường ruột không gây còi cọc, chậm lớn, giúp kích thích tiêu hoá.
– Dùng được cho tất cả giai đoạn nuôi.
HDSD:
Phòng bệnh: 3 – 5g/kg thức ăn, Định kỳ cho ăn 3 ngày liên tiếp và 2 tuần 1 lần. Ngày ăn 1 cữ.
Trị bệnh: 5g -10g/kg thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày. Nếu bệnh nặng tăng gấp đôi liều dùng.
Trên đây là các thông tin về ký sinh trùng thường gặp trên tôm thẻ chân trắng. Để được tư vấn thêm về các dòng sản phẩm chuyên dùng cho tôm xin hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Thuỷ sản Liên Việt qua Hotline: 0917.938.618
———————–
Công ty TNHH Thuỷ Sản Liên Việt – là công ty sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu các sản phẩm chuyên dùng trong ngành nuôi trồng thủy sản từ những tập đoàn lớn trên thế giới. Sản phẩm của chúng tôi được tin dùng bởi các Nhà phân phối, farm lớn trên khắp cả nước.
Địa chỉ: Lô đất CN1B-1, KCN Quế Võ III, Xã Việt Hùng, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
Hotline: 0917.938.618
Email: thuysanlienviet@gmail.com
Website: thuysanlienviet.com.vn